Những sự thật “cười ra nước mắt” đằng sau các mẫu mascot
Mascot, hay còn gọi là linh vật, là một biểu tượng mang tính đại diện cho thương hiệu. Từ các năm trước của thị trường marketing, các công ty và doanh nghiệp nói chung đã nhận thấy rằng việc sử dụng mascot giúp tăng cường khả năng nhận diện và tạo dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng tiềm nằn. Sự xuất hiện của các mẫu mascot từ trước đến này đều mang đến một cách thức hiệu quả để các thương hiệu kết nối chặt chẽ hơn với người tiêu dùng. Cho đến hiện nay, những mẫu mascot nhân vật này không chỉ xuất hiện trên các kênh truyền thông xã hội mà còn có mặt tại nhiều điểm tiếp xúc khác như ứng dụng di động, cửa hàng, và nhiều hơn nữa trong hiện tại và tương lai.
Tiếp cận người dùng thông qua Mascot Character Marketing:
Ngoài các phương pháp truyền thông truyền thống như chiến dịch quảng cáo hay sử dụng Influencer Marketing, Character Marketing đã trở thành một trong những xu hướng mới nổi bật vào năm 2023. Đây là phương thức mà các thương hiệu sử dụng nhân vật trung gian, cụ thể là mascot, để kết nối với khách hàng đặc biệt là các mẫu mascot thương hiệu được thiết kế riêng/ thiết kế theo yêu cầu vô cùng gây ấn tượng với các bạn nhỏ.
Mascot Character Marketing luôn đòi hỏi các thương hiệu phải nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường và đối tượng mục tiêu để tạo ra một mascot phù hợp, truyền tải được thông điệp và giá trị của thương hiệu. Những mascot này thường xuyên xuất hiện trong các chiến dịch trực tuyến như mạng xã hội, sản xuất nội dung số, hoặc xây dựng thương hiệu thông qua nhân vật (character branding). Không chỉ dừng lại ở đó, các mascot còn tham gia vào các sự kiện offline, góp phần tạo nên một hình ảnh sống động và gần gũi hơn.
Trong quá trình phát triển mascot, các thương hiệu thường sáng tạo ra những câu chuyện phong phú xung quanh nhân vật mà doanh nghiệp lựa chọn, đồng thời thay đổi tạo hình theo từng thời điểm để luôn giữ được sự mới mẻ và thu hút sự chú ý của người dùng trong các chiến dịch truyền thông marketing.
1. Mascot Duolingo:
Khi nhắc tới 1 loại app học tập gây ” ám ảnh ” với bao biết bạn trẻ hiện nay. Hình dáng mà Duolingo hướng tới là một chú cú màu xanh lá của Duolingo đã trở thành một biểu tượng “meme sống” và là nỗi ám ảnh với nhiều người học ngôn ngữ. Nhà thiết kế Gregory Hartman của Duolingo chia sẻ rằng việc chọn hình ảnh loài cú làm mascot vì cú là một loài chim thông minh, phù hợp với mục tiêu giáo dục của ứng dụng. Màu xanh lá cây của chú cú bắt nguồn từ một câu chuyện hài hước của người đồng sáng lập Duolingo, Luis von Ahn, nhằm chọc tức đồng nghiệp Severin Hacker, người vốn không thích màu sắc này.
Duolingo luôn biết cách làm mới mascot của mình để phù hợp với nhiều sự kiện khác nhau. Vào tháng 7/2023, khi nhóm nhạc Kpop nổi tiếng Blackpink tổ chức concert tại Hà Nội, chú cú của Duolingo cũng “góp mặt” trong sự kiện này với trang phục màu đen-hồng, thay vì màu xanh lá thường thấy. Thậm chí, Duolingo còn phát hành phiên bản thẻ bo góc giới hạn và cung cấp “photocard đặc biệt” cho người dùng hoàn thành bài học ngôn ngữ trong ngày diễn ra concert. Đây là doanh nghiệp đi đầu về content và marketing khi dễ dàng gần gũi với các bạn trẻ cũng như tạo nên những chất riêng trong quảng bá.
Không dừng lại ở đó, với vai trò “nhắc nhở người dùng học mỗi ngày”, Duolingo còn “xâm chiếm” fanpage của Di tích Nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội. Với câu hỏi vui nhộn “‘Tôi yêu Hỏa Lò’ tiếng Pháp là gì?” Duolingo chỉ trả lại fanpage khi admin hoàn thành bài học ngôn ngữ. Đặc biệt, chú cú của Duolingo còn được trang trí thêm áo cờ đỏ sao vàng và đội nón lá, tạo nên sự hài hước và gần gũi với văn hóa Việt Nam. Vậy nên khi doanh nghiệp biết cách sử dụng các mẫu mascot Duolingo luôn là một lợi thế to lớn trong ngành marketing nói chung và cũng tạo nên một làn sóng trào lưu trong văn hóa quảng bá ngày nay đó nha!
2. Mascot Mì Thanh Long – CatyFood:
Trước đây, CatyFood là một cái tên khá xa lạ trong thị trường mì ăn liền tại Việt Nam. Tuy nhiên, bài hát quảng cáo với giai điệu “Lần đầu tiên, trái thanh long có trong mì tôm” đã nhanh chóng lan tỏa và trở thành hiện tượng trên mạng xã hội, nhờ sự góp mặt của những chú rồng thanh long độc đáo. Cũng giống như nhãn hàng Duolingo, mascot mì thanh long Caty Food luôn là một trong những tên mới nổi gần đây nhưng lượt thu hút mà nó mang về siêu khủng vì biết cách tận dụng các mẫu mascot ” sến súa “ trên các trang mạng truyền thông ngày nay. Với một màu hồng tím đặc trưng của thanh long mà mẫu mascot này dần trở nên thịnh hành hơn qua các nền tảng mạng xã hội.
Với việc sử dụng nguyên liệu chính là thanh long, CatyFood đã tạo ra mascot dưới hình dáng những chú rồng mang màu sắc của loại trái cây này. Chữ “long” trong “thanh long” gợi lên hình ảnh của chú rồng, và nhãn hàng đã sáng tạo ra hai phiên bản mascot là rồng thanh long “bụng trắng” và rồng thanh long “bụng đỏ”, tương ứng với thanh long ruột trắng và ruột đỏ. Những mascot này nhanh chóng trở thành đề tài bàn tán sôi nổi, tạo nên hiệu ứng lan truyền rộng rãi cho thương hiệu. Là một trong những tấm gương đi đầu cho việc biết áp dụng mascot vào trong hình thức kinh doanh.
3. 7UP:
Để quảng bá sản phẩm mới 7UP Lemon Soda, 7UP đã triển khai một chiến dịch quảng cáo với sắc vàng chủ đạo. Mascot soda chanh xuất hiện khắp nơi, từ các video quảng cáo cho đến các nền tảng mạng xã hội, khiến hình ảnh này trở nên quen thuộc với người tiêu dùng.
Trong video quảng cáo mới nhất, hợp tác cùng agency Dentsu Redder, mascot soda chanh xuất hiện tại nhiều địa điểm như nhà hàng, quán pizza, vui vẻ giới thiệu sản phẩm. Những người thử nghiệm 7UP Lemon Soda đều tỏ ra thích thú và sảng khoái, đồng thời gật gù đồng tình với khẩu hiệu “Có Soda Chanh – Ăn món nào cũng cuốn”.
Với cách tiếp cận thông minh và sáng tạo thông qua mascot, các thương hiệu như Duolingo, CatyFood, và 7UP đã thành công trong việc gắn kết với khách hàng, tạo nên những dấu ấn khó phai trong lòng người tiêu dùng. Tuy không thịnh hành bằng mascot mì thanh long hay mascot Duolingo nhưng các mẫu mascot 7Up mang lại luôn đặc biệt với người tiêu dùng và chính xác hơn là các bạn nhỏ:
Kết luận:
Trong bối cảnh cạnh tranh về các chiến lược marketing ngày càng gay gắt, việc sử dụng mascot không chỉ là một chiến lược tiếp thị thông minh mà còn là một cách để thương hiệu thể hiện cá tính và giá trị độc đáo của mình. Những câu chuyện xung quanh mascot, từ Duolingo với chú cú hài hước đến những chú rồng thanh long của CatyFood hay hình ảnh soda chanh sảng khoái của 7UP, đều mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Rõ ràng, mascot không chỉ giúp nâng cao nhận diện thương hiệu mà còn tạo ra một mối liên kết bền vững với người tiêu dùng, biến thương hiệu trở thành một phần thân quen trong cuộc sống của họ.
Hãy tìm hiểu thêm về các quy trình sản xuất mascot thương hiệu hay linh vật độc quyền tại >>> Đây.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Hãy để lại đánh giá 0 / 5. Số phiếu bầu: 0
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.